TẦM NHÌN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG VÀ KẺ THẤT BẠI
TÂM – TẦM - TÀI & TỨ NHÂN
"Cuộc sống là sự trả giá, người không chấp nhận trả giá là người không thể thành công!"
Mỗi người sẽ tự viết nên câu chuyện của riêng mình!
. TẠI SAO HỌ LÀM ĐƯỢC MÀ BẢN THÂN MÌNH KHÔNG LÀM ĐƯỢC!
Bạn đã hiểu về chính mình? Bạn ngẫm nghĩ gì về xã hội? Tôi có một số chia sẽ cùng các bạn nhé. Cái tôi muốn chia sẽ cùng các bạn là Tâm – Tầm – Tài và Nhân quả. Trước khi hiểu các yếu tố này, chúng ta tìm hiểu kỹ từng loại này nhé.
Phần 1: Bàn luận về TÂM – TẦM – TÀI và NHÂN QUẢ
Bạn đã hiểu về Nhân và Nhân quả?
Trước hết là NHÂN. Nhân có thể chia thành 04 dạng: Dĩ nhân = bản thân mình. Tiểu nhân = Người tầm thường. Cao nhân = người có tầm cao và hiểu biết rộng. Mỹ nhân = người đẹp, có thể là vợ mình, người mình yêu thương. Về nhân, trước hết xuất phát từ bản thân mình để xem xét mọi người và xã hội. Đó mớ chính là đạo lý. Vì người ta có thói quen nhìn người khác, phán xét là tiểu nhân hay cao nhân, muốn tìm mỹ nhân .. mà ít khi nhìn nhận về mình, xem xét chính bản thân mình : Dĩ nhân.
Còn Quả chính là thành quả, cái mình có thể nhận được. Nhân có thể chia nhiều dạng. Nhưng Quả thì chỉ có một và đó là thành quả. Quả trong từ NHÂN QUẢ thì có nghĩa rằng: người gieo nhân nào sẽ gặp quả đó.
Hiểu về Tâm – Tầm – Tài
Ba chữ Tâm - Tầm - Tài đối với nhà quản trị doanh nghiệp có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Theo tôi, 3T có thể được hiểu như sau:
TÂM: Đối với nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp, Tâm có nghĩa là tấm lòng, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, sự yêu thương, bao dung, độ lượng với đồng nghiệp và cấp dưới. Tâm còn có nghĩa là sự tận tuỵ với công việc, với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội của đơn vị mình.
TẦM: Tầm là tầm nhìn xa trông rộng, biết dự báo nhạy bén, biết đề ra mục tiêu lâu dài, có những ý tưởng táo bạo và dám mạo hiếm có tính toán. Nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược sẽ không “ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài”. Hoạt động marketing không chỉ ở đầu ra (tiêu thụ), mà trước hết phải là công cụ để xây dựng chiến lược kinh doanh.
TÀI: Đối với nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp
- Là người có kiến thức
- Là người giỏi trong việc dùng người.
- Là người có năng lực quản lý
- Là người có óc sáng tạo
- Đưa ra được những quyết định đúng đắn
Từ đây chúng ta có thể so sánh từng trường hợp của vấn đề.
Tâm – Tầm – Tài đối với nhân thân.
Đối với mỗi cá nhân, cũng đều có Tâm – Tầm – Tài riêng. Dù nhiều hay ít, cũng thể hiện trong con người và phong thái của chính bạn và chính mình.
Mỗi người cần có cái Tâm để ứng nhân xử thế. Sống với xã hội không có chữ tâm thì khó sống. Cái tâm nó đi gần với chữ Đức của mỗi con người. Mà chính Bác Hồ nói: Không có Đức là người vô dụng.
Tầm của mỗi người thể hiện ở cách nhìn nhận sự việc của bạn. Cùng một sự việc, nếu bạn biết nhìn xa, trông rộng, thì sẽ ứng xử một cách từ tốn, kiềm chế và có kế hoạch hơn. Còn người có tầm nhìn ngắn thì chỉ mong đạt được mục đích trước mắt mà quên mất mối quan hệ lâu dài.
Từ cái Tâm và cái tầm của nhân thân, cũng thể hiện cái Tài của chính bạn. Cái tài của mỗi người thể hiện ở trí thức, kiến thức, là cách ứng xử trong từng vấn đề có khéo léo hay không? Còn đối với mặt bằng chung của xã hội, cái tài của mỗi người chính là công việc, địa vị, tài sản và cách lo cuôc sống của mỗi người,của gia đình mà người đó thực hiện. Bạn có tài, thì bạn làm được tốt và tương đối tốt. Còn bạn bất tài vô dụng thì mọi thứ sẽ khó khăn hơn.
Và chính cái Tâm – Tầm – Tài của mỗi người dẫn đến Nhân Quả là cuộc sống và số phận của người đó. Người thành công hay thất bại, giàu hay nghèo, phát triển hay bế tắc .. cũng chính là nhân quả của mỗi người trong việc xác định Tâm – Tầm- Tài của mình mà thôi.
Tâm – Tầm - Tài của kẻ Tiểu Nhân
Gọi là Tiểu nhân, thì là con người nhỏ nhoi. Không phải nhỏ vì con người mà nhỏ vì cách ứng xử, hành xử. Và cái tâm – tầm – tài của người Tiêu nhân cũng có sự khác biệt.
Người Tiểu nhân có cái Tâm thường là vị kỹ = thường nghĩ sao được lợi cho mình. Có khôn đó, nhưng gọi là Khôn Lõi. Người tiểu nhân thường chỉ làm gì mà thấy có lợi cho mình. Khi đối xử với người khác, cũng không hoàn toàn thật lòng. Có chia sẻ, cũng không chia sẻ hết ý và giữ lại phần của mình. Mục đích của cái Tâm người người tiểu nhân là không muốn cho người khác bằng mình. Rất tiếc là, cái ngày thường hay có nhiều người dùng. Xin mạn phép là người Việt Nam, sống trong xã hội bon chen mà sinh ra.
Cái tầm của người Tiểu nhân thường thấy là hay đi nói xấu người khác và nói tốt về mình. Vì cái tầm của mình thấp, nên người tiểu nhân thường chọn giải pháp để được cân bằng là cách dìm người khác xuống để tôn mình lên. Với các tầm này, không biết khi nào, người đó có thể lên được. Nhưng tiếc rằng, cái Tầm người tiểu nhân này, chúng ta hay thấy trong xã hội. Làm ăn, có sự rèm pha trong kinh doanh. Trong học tập, xã hội, có sự đố kỵ. Và khổ nỗi, xã hội cũng nhiều người có cái Tầm thiểu nhân này. Nhất là ở Việt Nam, nhiều người xuất thân từ nông thôn quê, vẫn còn vương trong máu cách nhìn, cái tầm của những người trong lũy tre làng.
Cái Tài của người Tiểu nhân thường không nhiều hay tài lẻ. Chính vì vậy không nhiều tài nên họ thường làm nhỏ, làm một mình. Vì không có cái tâm, cái tầm tốt, nên người tiểu nhân thường cô độc.
Và Nhân Quả của người Tiểu nhân, đa phần thường là người thất bại, nghèo khó. Bạn thử chú ý xem, những người hay nói xấu người khác, người hay ngồi lê đôi mách, người hay khoe tài mình, mà chú ý hại người khác .. thường có giàu không? Câu trả lời đến 99.99% là không. Vì họ không được xã hội và cộng đồng ủng hộ. Và thường họ quá rảnh để đi chú ý cái xấu, để dìm hàng người khác mà không biết yếu điểm của mình để khắc phục. Còn người thành công, người ta lo làm, lo tạo giá trị để phục vụ xã hội, chứ có thời gian đầu mà đi nghe điều xấu, nghĩ xấu cho người khác.
"Thầy có giỏi chữa chắc trò đã giỏi
Tâm – Tầm – Tài của Cao Nhân
Cao nhân thường là người hơn người, vì thế, cái tâm của họ cao hơn. Cái tâm của họ thường biết mình biết người: Nghĩ cho mình và nghĩ cho người khách nữa. Vì vậy, người cao nhân thường làm và nghĩ những việc có lợi cho người và cho mình. Nhiều khi, người cao nhân còn biết nín nhịn, bỏ qua lợi ích trước mắt, tạo lợi cho cuộc sống, xã hội và người khác trước rồi đến với mình. Khổng tử có câu về các bậc Vỹ Nhân: (Tiên thiên hạ, chi ưu nhi ưu. Hậu thiên hạ - chi lạc nhi lạc: có nghĩa là: Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Mục đích của người Cao nhân sống với cái tâm được cho cả. Hay người kinh doanh, sống theo kiểu win – win – win trong cuộc sống và mối quan hệ. Nhưng Cái win của họ, là cái thắng lâu dài, chứ không phải trước mắt. Trong xã hội hiện nay, người cao nhân như thế này thường rất ít.
Cái Tầm của người cao nhân thuộc dạng cao hơn những người khác. Họ thường là người biết nhìn xa trông rộng. Vì thế họ đi giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình.
Đối ngược với người tiểu nhân, người cao nhân không nói xấu mà đi tôn vinh người khác. Họ chia sẻ và giúp đỡ người khác thành công, vì họ hiểu quy luật: nước nổi thì thuyền nổi.
Tài của ngươi cao nhân là biết cái tài của mình và biết cái tài của người khác. Họ biết mặt mạnh, mặt yếu của mình để khắc phục và phát huy. Đồng thời, cũng biết cái hay, cái dở của người khác để phát huy. Và cái tài của họ là làm cho người khác tài hơn, để phát huy họ, và bổ sung, phát huy mình. Tôi đã gặp nhóm diễn giả hàng đầu10 người ở Mỹ. Mỗi người có thế mạnh chuyên môn và bổ sung cho nhau. Mỗi người, có thể làm được thế mạnh của người kia, nhưng họ chỉ nắm một mãng chính yếu.Và khi ra xã hội, thay vì rèm pha, người này đi tôn vinh, chia sẻ, PR cho người khác. Và như vậy, tạo thành một TEAM các chuyên gia cùng phát triển. Team này đi đến đâu, tạo tiếng vang, thành công và thịnh vượng cho nước đó, khu vực đó.
Và, nhân quả của người cao nhân này thường là người thành công, giàu có, có tiếng vang của xã hội. Vì họ sống biết mình, biết người và làm lợi cho người, nên người khác cũng sống tốt với họ, tạo lợi cho họ. Và vì họ ở bâc cao nên thu hút, phát huy được nhiều giá trị của người khác mà thành công. Và cái thành công, giàu có của họ là cái lớn, thành công lớn. Ở Việt Nam thường ít có những người thuộc bậc cao nhân có đủ tâm – tầm và tài đột xuất thường rất ít. Và ở xã hội nào cũng vậy, những bậc này cũng chỉ thuộc vào con số 20% của 20% người trong xã hội của quy luật 80 – 20. Tức là khoảng 4%. Nó cũng tương đương với 3% - 5% những người giàu có, thành công tột cùng của xã hội, nắm giữ chủ yếu tài sản và quyền lực trên thế giới.
"Bao nhiêu người lên Thiếu Lâm học võ những có mấy người để lại danh!
Bao nhiêu người tụng kinh niệm phật có mấy người chín quả!"
Tâm – Tầm – Tài của Mỹ nhân.
Đối với Mỹ nhân là người đẹp, nhưng lại là đàn bà. Vì thế, xét cái tâm – Tầm – Tài cũng có giá trị riêng.
Người phụ nữ thường có khuynh hướng ổn định đến an phận, thiên về gia đình, chăm lo con cái. Cái đẹp của họ là lợi thế, nhưng chủ yếu cũng ở phục vụ chồng con.
Cái tâm của người phụ nữ, người đẹp thường là cái tâm hướng nội, cái tâm vị kỹ. Cái này, có chút phần giốn tiểu nhân. Nhưng nhiều phụ nữ, họ có cái tâm trong sạch và thương người hơn đàn ông. Suy nghĩ cuộc sống của họ đơn giản và ít đua chen hơn. Vì thế cái tâm vị kỹ là ở họ muốn yên ổn, có lợi cho mình nhưng lại theo hướng không muốn hay ít phương hại cho người khác. Người nữ thích dĩ hòa vi quý. Điều này khác với cái tâm của con người tiểu nhân.
Cái tầm của mỹ nhân cũng thường ngắn và hướng nội: “Đàn ông nông nỗi giếng khơi. Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” là thế. Mà cái cơi đựng trầu thi nông và cạn lắm. Như cái tầm của người mỹ nhân cũng nông cạn vậy thôi. Rất ít người mỹ nhân có cái tầm vượt ngưỡng ra an bang cái thế, lo việc thiên hạ của các bậc cao nhân. Cũng bởi vì họ là mỹ nhân, là phụ nữ.
Hiện nay, phụ nữ có xu hướng tham gia xã hội, kinh doanh, đảm đương nhiều việc quan trọng hơn. Cái tầm của họ cũng dần được mở rộng hơn. Và họ không còn gò bó chồng con như xưa nữa, mà cần giỏi việc nước, đảm việc nhà. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, cái tầm người nữ, thường gắn với gia đình, gắn với cái tầm của chồng, bổ sung và phát triển giang sơn, sự nghiệp của chồng.
Xét về yếu tố đó, cái tài của người phụ nữ cũng dần được thay đổi. Từ cái tài trong gia đình, nội trợ, Mỹ nhân càng có cái tài xã hội nhiều hơn. Nhưng, dù sao, mỹ nhân vẫn là người đẹp, là phái yếu. Vì thế, cái tài của Mỹ nhân cũng hạn chế. Cụ thể là các cơ quan công quyền, lượng Nữ vẫn chiến tỷ lệ nhất định thôi. Và, người nữ vẫn xem trọng cái tài là ở xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình hơn là khuynh náo giang san.
Và, NHÂN QUẢ của mỹ nhân thường ở dạng trung bình hay trung bình khá của về sự thành công, giàu có. Nhưng ngược lại, Mỹ Nhân có điểm trội hơn nhiều về sự hạnh phúc và ổn định.Cái nhân quả này là điều nhiều đàn ông cần hướng tới, và nhiều khi, nó được đánh giá là tiêu chuẩn sống của gia đình, là điểm tựa của xã hội.
Phần 2: Cuộc sống có tính đa dạng
Cuộc sống nó có hai mặt của vấn đề: đúng và sai, phải và trái. Vậy trong cái đúng sẽ có cái sai mà trong cái sai sẽ có cái đúng. Quan trọng mình có đánh giá được quy luật bánh xe của xã hội hay không?
Những người thành công thì tâm tâm trầm tỉnh, giải quyết vấn đề nhanh và có xu hướng nhìn vấn đề ngược so với đám đông. Mấu chốt ở người thành công là họ hội tụ chữ nhân và chữ tâm của bản thân như thế nào để họ cảm thấy thoải mái nhất.
Những người suy nghĩ khác người thường họ có tầm nhìn khác. Hầu như , những người không thành công có xu hướng chạy theo đám đông. Những người làm riêng khác với những người làm cho doanh nghiệp. Mỗi người đều có một tầm nhìn khác nhau. Những người có tầm nhìn rộng thì xã hội cho mình là bị điên, xã hội cho rằng là không đúng. Trong tất cả những việc đã làm, nếu còn tìm ra điểm yếu thì có nghĩa là mình còn chưa hoàn hảo. Không một ai hoàn hảo được toàn bộ quan trọng là mình cảm thấy vừa lòng với những gì mình đang làm.
Mình là tiểu nhân hay cao nhân hoặc trở thành mỹ nhân thì do xã hội đánh giá. Quan trọng là có nhân phẩm.
Nhưng con người có tính 02 mặt. Khổng Tử quan niệm rằng: “nhân chi sơ tính bổn thiện” nhưng Mạnh tử là cho là: “Nhân chi sơ tính bổn ác”. Hiểu được hai cái này thì rất là sâu. Con người sinh ra không phải có tính ác. Nhưng trong con người có sẵn tính giã thú rồi. Tại vì chữ con người có giống chữ con thú không đều xuất phát từ chữ con. Trong họ đều ẩn chứa cái thiện và cái ác. Mình phải xây dựng từ nhân.
Mà, lòng nhân của con người thì khó đoán biết được. Có người đi từ sáng đến tối , đế u mê. Nhưng có người lại đi từ tối đến sáng (từ u mê bất đạo đi ra). Cũng có người mãi đi và ngõ tối: từ tối đến tối. Họ càng vùng vẫy, càng sa đà. Nhưng cũng có người xuất phát thiện căn, càng đi cáng thấy chánh đạo, thấy hào quang. Đi từ sáng đến sáng. Cái này, hiểu ra rất sâu và rộng. Vì thế, thành công hay thất bại cũng cần hiểu theo nhiều góc cạnh, nhiều nghĩa.
Người thành công là phải sử dụng đến nhân và đến tiền. Nhân là người và là tiền tài, sức bật tiền tài. Người tài giỏi phải biết sử dụng nhân và tiền. Không bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai thường người ta làm các thứ hoặc luôn luôn không chịu trách nhiệm những gì mà họ làm. Đó là lý do hình thành quy luật 20 – 80 và 20 – 80 của cái phần trăm 20 đó. Nói đúng ra, Tâm – Tầm- Tài, Nhân Quả mà mỗi người lựa chọn đã nảy sinh ra, trong xã hội chỉ có 4% - 5% người giàu có.
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn người đã cho tôi biết về 03 chữ TÂM – TẦM – TÀI. Và cũng cảm ơn người đã cắt nghĩa cho tôi 04 chữ NHÂN để xem xét xã hội. Bạn hiểu như thế nào về những điều tôi chia sẻ. Hãy liên hệ với tôi để đàm đạo, cắt nghĩa thêm nhé
"MỌI THỨ CHỈ LÀ RẤT BÌNH THƯỜNG MÀ THÔI!"
TRẦN QUỐC MINH.